• Cart Image
    Turmeric Powde
    $ 34.99
  • Cart Image
    Pure Jeans Coffee
    $ 26.99
  • Cart Image
    Columbia Chocolate
    $ 26.99
Total - 140$ View Cart
Mục tiêu lớn hơn nhiều là xử lý dứt điểm vấn đề rác thải đang trở nên ngày càng bức xúc, với chất lượng công việc đòi hỏi ở mức cao. Như tham vọng dự án 700 triệu USD để xử lý rác thải tại nhiều tỉnh, thành phía Nam, David Dương cho là ý tưởng thú vị, dù thách thức.

Mục tiêu lớn hơn nhiều là vấn đề xử lý rác thải dứt điểm đang trở nên ngày càng bức xúc, với chất lượng công việc đòi hỏi ở mức cao. Như tham vọng dự án 700 triệu USD để xử lý rác thải tại nhiều tỉnh, thành phía Nam, David Dương cho là ý tưởng thú vị, dù thách thức.

 

Dự án 700 triệu USD để xử lý rác thải :

 

 
Ông David Dương - dự án xử lý rác thải 700 triệu USD  

Đừng để biệt danh “vua rác” tạo ấn tượng ban đầu xuề xòa về David Dương. Ở hầu hết các sự kiện quan trọng, với áo sơ-mi trắng, com-lê đen thường có kẻ sọc và ca-ra-vát, ông chủ của Vietnam Waste Solutions (VWS) cũng như các doanh nhân thành đạt khác, lịch sự và khoáng đạt. Nhưng, sự từng trải và khả năng thuyết phục tốt khiến ông trở nên đặc biệt hơn, luôn thu hút người đối diện.

 

Sinh năm 1958, David Dương sang Mỹ từ khi 18 tuổi. Sau hơn 30 năm đi từ người nhặt rác lên vị trí làm chủ DN xử lý rác thải lớn, xếp hạng thứ 30/100 ở Mỹ, khối tài sản tích tụ từ sức lao động của ông và những người đồng hành không chỉ lớn về con số hàng trăm triệu USD.

 

Bản thân ông còn được thừa nhận ở các vị trí là Chủ tịch Hiệp hội Thương mại thung lũng Silicon, Ủy viên Hội Doanh thương quốc tế Thành phố Oakland, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt - Mỹ, được Tổng thống Mỹ Barack Obama bổ nhiệm là Ủy viên Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF)…

 

Sự hãnh diện của cộng đồng

Hàng chục người cùng đứng lên, cùng hô vang: “Yes we can. Yes we can...” (vâng, chúng tôi có thể). David Dương vẫy tay gọi những người ủng hộ, những người bạn, đồng hương... cùng hòa chung niềm vui với ông hôm 30/7 vừa rồi. Tòa thị chính thành phố Oakland, bang California như vỡ òa, khi Công ty California Waste Solutions - CWS (DN của David Dương tại Mỹ) được công bố chính thức thắng gói thầu 2,7 tỷ USD để đạt được hợp đồng thu gom, xử lý rác thải 10 năm tại thành phố này, cộng với gia hạn tiếp 10 năm sau đó.

 

CWS đã làm nên lịch sử trong ngành xử lý rác tại Mỹ, khi chiến thắng trong cuộc đua với đối thủ trong ngành lớn nhất nước Mỹ và thuộc diện lớn nhất thế giới là Waste Management, buộc công ty này phải chuyển giao phần việc đang làm, những nhân lực hiện có và khách hàng đang phục vụ cho DN của người Việt.

 

“Công ty CWS cam kết với tất cả các thành phố chúng tôi phục vụ rằng, chúng tôi sẽ đứng đầu và đó là việc được thực hiện ngày hôm nay”, câu nói của David Dương trước Hội đồng thành phố Oakland hôm đó thực sự trở thành niềm hãnh diện của nhiều người Việt ở hải ngoại. Bởi trên hết, sự thành công này đánh đổi bằng những nhọc nhằn suốt hàng chục năm qua của “vua rác”.

 

Với nhiều người, từ vị trí “cậu ấm” của ông chủ Dương Tài Thu, người sở hữu Công ty Giấy Đồng Nai (CoGiDo) chuyên sản xuất giấy lớn nhất miền Nam trước năm 1975, bỗng chốc chuyển sang thành người nhặt rác hàng đêm trên đất Mỹ có lẽ không thể dễ dàng. Nhưng với David Dương, khó khăn không bao giờ khuất phục được ông. “Tôi là tuýp người ưa thử thách, luôn sẵn sàng đón nhận và đương đầu với khó khăn, chưa bao giờ nghĩ đến bỏ cuộc”, ông luôn nói thế và dạy con như vậy.

 

Thời gian đầu đến Mỹ, khi gia đình khởi nghiệp bằng nghề nhặt rác, David Dương hàng ngày sau khi tan học đều dành thời gian từ 6 giờ chiều đến 2-3 giờ sáng ngày hôm sau để đi thu gom rác ở các khu trung tâm, nơi có nhà cao tầng mang về bán. “Ba mẹ dạy chúng tôi, không dành dụm lúc đầu thì không sung túc về sau”, ông nhớ lại.

 

Trong giai đoạn khó khăn nhất, gia đình này chi tiêu rất tằn tiện để hy vọng có tiền đầu tư mở rộng hoạt động. Từng bước một, hoạt động thu gom rác đi qua các nấc thang mới, từ sắm được chiếc ô tô chuyên chở đầu tiên chỉ có 700 USD rồi lên 11 chiếc, bắt đầu thuê nhà kho...

 

Năm 1983, gia đình David Dương đã mở cơ sở đầu tiên về thu gom và tái chế rác thải, rồi bắt đầu phải mua lại rác từ những người thu gom khác. Từng bước phát triển hoạt động ra nhiều thành phố hơn như Oakland, San Jose, Sacramento, Contra Costa... Năm 1992, David Dương thành lập CWS.

 

Hiện tại, ngoài 3 nhà máy đã đầu tư với chi phí khoảng 250 triệu USD, David Dương tiếp tục đầu tư 3 nhà máy mới với tổng vốn khoảng 360 triệu USD, dự kiến đi vào hoạt động năm 2015. Sản phẩm tái chế được công ty xuất khẩu sang Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Philippines và Việt Nam... “Tôi rất tự hào đã thành công tại Mỹ. Tất cả nhờ sự kiên nhẫn, cần cù và trên hết là quyết tâm”, David Dương nói.

 

Xử lý rác thải - Góp sức xây dựng quê hương

Năm 2004, David Dương trở về Việt Nam tìm cơ hội phát triển. Bởi, những thành công ở Mỹ dường như sẽ chưa trọn vẹn với ông. Rất nhanh sau đó, năm 2005 Công ty TNHH Xử lý Chất thải rắn Việt Nam (Vietnam Waste Solutions - VWS) 100% vốn nước ngoài do David Dương làm Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc đã được thành lập và đi vào hoạt động tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, trên diện tích 128ha.

 

Dự án Khu Liên hợp Xử lý Chất thải rắn Đa Phước với tổng vốn đầu tư gần 150 triệu USD có khả năng xử lý 3.000 tấn rác thải/ngày. Ông còn đang chuẩn bị cho một dự án đầu tư lớn khác là Khu Công nghệ Môi trường Xanh Long An với khoản đầu tư dự kiến ban đầu là 700 triệu USD nhằm xử lý rác thải cho TP. Hồ Chí Minh, Long An và nhiều tỉnh, thành phố phía Nam.

 

“Lợi nhuận đầu tiên và lớn nhất là những gì tôi được đóng góp cho quê hương”, David Dương nói vậy. Nhưng ở một góc độ khác, “vua rác” cũng gắn với những nghi hoặc về chuyện độc quyền và kiếm được nhiều lợi ích từ hoạt động của DN này tại Việt Nam. Gần đây, có những thông tin về việc VWS của David Dương được lợi khi bãi rác Phước Hiệp thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị (CITENCO) bị đóng cửa do cáo buộc gây ô nhiễm chỉ sau 1 năm hoạt động có thể dồn lượng rác lớn sang VWS. Tuy nhiên, “lợi nhuận thực sự chắc cả chục năm nữa”, David Dương khẳng định.

 

Những cáo buộc độc quyền, lợi ích nhóm gần như chưa khi nào có được chứng cứ rõ ràng trên thực tế, ông Nguyễn Đình Cung, hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương nói trong một bữa ăn trưa giữa quán cà phê có sân vườn trên đường Phan Đình Phùng, khi nắng xuyên qua vòm lá nhảy nhót trên bàn. Theo ông, không dẫn chứng cho công chúng và cũng không có khả năng minh oan rõ ràng cho phía bị nghi ngờ, vấn đề đôi khi còn khiến cho những hoạt động lành mạnh có thể bị ảnh hưởng.

 

Ở trường hợp của David Dương, những bản hợp đồng ký với TP. Hồ Chí Minh đã được bàn thảo khá lâu và nằm trong một kế hoạch rộng lớn hơn. Mục tiêu lớn hơn nhiều là xử lý dứt điểm vấn đề rác thải đang trở nên ngày càng bức xúc, với chất lượng công việc đòi hỏi ở mức cao. Như tham vọng dự án 700 triệu USD để xử lý rác thải tại nhiều tỉnh, thành phía Nam, David Dương cho là ý tưởng thú vị, dù thách thức.

 

“Cạnh tranh bằng công nghệ là ưu tiên số một. Dù lợi nhuận thế nào, chúng tôi luôn phải dành một khoản thích đáng đầu tư cho công nghệ. Hễ có công nghệ mới, chúng tôi muốn mình là người áp dụng đầu tiên”, David Dương khẳng định. “Không chỉ cạnh tranh bằng công nghệ, chúng tôi còn cạnh tranh bằng giá trong các vụ bỏ thầu. Bằng cách đó, chúng tôi xây dựng danh tiếng...”.

Anh Quân

Theo Thời Báo Ngân hàng

TRUNG TÂM CHẾ PHẨM SINH HỌC
Địa chỉ: 95/6 Lương Định Của, Phường An Khánh, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh

Hotline: 0934.521.403 - 0906.949.101

Tư vấn nông nghiệp