• Cart Image
    Turmeric Powde
    $ 34.99
  • Cart Image
    Pure Jeans Coffee
    $ 26.99
  • Cart Image
    Columbia Chocolate
    $ 26.99
Total - 140$ View Cart
Việc áp dụng quy trình canh tác lúa cải tiến (SRI) từ cấy mạ non, mật độ cấy thưa, quản lý nước, rút nước 3 - 4 lần trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng thay cho việc để ruộng ngập nước liên tục, làm cỏ sục bùn, tăng cường bón phân hữu cơ và bón phân theo nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa và quản lý dịch hại đã góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất lúa thông qua việc thay đổi tập quán quản lý, giảm thiểu đầu vào về giống, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và tiết kiệm nước, nhưng vẫn đảm bảo năng suất cao.

Việc áp dụng quy trình canh tác lúa cải tiến (SRI) từ cấy mạ non, mật độ cấy thưa, quản lý nước, rút nước 3 - 4 lần trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng thay cho việc để ruộng ngập nước liên tục, làm cỏ sục bùn, tăng cường bón phân hữu cơ và bón phân theo nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa và quản lý dịch hại đã góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất lúa thông qua việc thay đổi tập quán quản lý, giảm thiểu đầu vào về giống, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và tiết kiệm nước, nhưng vẫn đảm bảo năng suất cao.

Canh tác lúa cải tiến SRI


Canh tác lúa cải tiến SRI được người dân huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái áp dụng vào thực tế canh tác từ năm 2008. Từ một vài mô hình thử nghiệm ban đầu đã cho thấy những kết quả khả quan hơn so với cách làm thông thường như: giảm chi phí giống, chi phí thuốc BVTV, năng suất lúa tăng từ 15 - 20%.

Từ những hiệu quả kinh tế thiết thực của hình thức canh tác lúa cải tiến, vụ mùa năm 2014, Trạm Khuyến nông huyện Văn Chấn đã triển khai mô hình tại 2 xã Thượng Bằng La và xã Thạch Lương, tổng diện tích là 10ha.

Trong quá trình triển khai thực hiện, các hộ tham gia mô hình được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật theo từng giai đoạn của cây lúa, đưa năng suất bình quân từ 55 tạ/ha lên 65 tạ/ha đối với lúa thuần, và từ 65 tạ/ha lên 75 tạ/ha đối với các giống lúa lai, điển hình có 1 số hộ năng suất lúa đạt 100 tạ/ha.

Hộ gia đình ông Lường Văn Ngọc, thôn Viềng Công, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn có diện tích gieo cấy lúa lai trên 3.000m2, vụ mùa năm 2014, được cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông huyện tuyên truyền, vận động nên ông đã áp dụng hình thức canh tác lúa cải tiến trên diện tích của gia đình. Trước đây, do canh tác lúa theo cách làm cũ, nên năng suất lúa của gia đình đạt rất thấp chỉ từ 45 đến 55 tạ/ha, mà hiệu quả kinh tế chưa cao, sau khi áp dụng phương pháp canh tác lúa cải tiến SRI trong thâm canh cây lúa, vừa giảm được tiền giống, chi phí mua thuốc BVTV, giảm công chăm sóc mà năng suất lúa của gia đình ông đã tăng lên đến 100 tạ/ha.

Ông Ngọc chia sẻ: “Từ khi áp dụng biện pháp canh tác lúa theo phương pháp cải tiến SRI cây lúa của gia đình tôi phát triển rất tốt, ít sâu bệnh mà năng suất, chất lượng lại được nâng lên đáng kể, từ đó giúp cho kinh tế gia đình tôi phát triển tốt hơn trước đây”.

Để giúp cho người dân được tiếp cận hình thức canh tác lúa cải tiến SRI một cách sâu rộng, Trạm Khuyến nông huyện Văn Chấn đã tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, hướng dẫn cách làm cụ thể bằng phương thức “cầm tay chỉ việc” tại đồng ruộng.

Qua các lớp tập huấn của cán bộ khuyến nông và từ thực tế sản xuất đã dần dần làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc canh tác lúa, đưa tổng diện tích lúa áp dụng hình thức canh tác lúa cải tiến trong vụ mùa 2014 là 2.010 ha. Đây cũng được coi là bước đầu thành công với việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật về với người dân nơi đây.

Phương pháp canh tác lúa cải tiến SRI đã và đang là hướng đi mới trong đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Chấn, tạo động lực giúp nâng cao chất lượng, sản lượng của cây lúa. Ông Nguyễn Văn Nhưỡng - Phó Chủ tịch UBND xã Hạnh Sơn cho biết: “Mô hình thâm canh SRI mới được triển khai tại Hạnh Sơn từ năm 2009, với phương pháp cấy thưa, cấy 1 dảnh, điều tiết nước hợp lý, đến vụ xuân năm 2014, diện tích lúa áp dụng theo phương pháp canh tác lúa cải tiến trên địa bàn xã đạt 198ha trên tổng diện tích lúa 257ha (chiếm 77,4%). Nhiều nông dân đã tự áp dụng các phương pháp canh tác SRI trên thửa ruộng nhà mình. Thời gian tới chúng tôi tiếp tục mở rộng diện tích cấy lúa áp dụng phương pháp SRI".

Từ những kết quả đã đạt được, thời gian tới Trạm Khuyến nông huyện Văn Chấn sẽ tiếp tục triển khai các mô hình trên các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nhằm giúp bà con tiếp cận khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, giúp xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Hoàng Thị Hiền

Trạm Khuyến nông huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

 

Để phòng ngừa sâu bệnh cũng như giúp các loại rau phát triển nhanh hơn, bà con có thể tham khảo sản phẩm Chế Phẩm Sinh Học Vườn Sinh Thái Cho Lúa sản phẩm đã được cấp phép lưu hàng từ 2006.

Chế phẩm sinh học vườn sinh thái cho rau

Sản phẩm có bán tại: Trung Tâm Chế Phẩm Sinh Học

126D Trần Kế Xương, Phường 7, Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh

Hotline: 0934. 521.403 - 0835.104.001 - 0933.293.445

TRUNG TÂM CHẾ PHẨM SINH HỌC
Địa chỉ: 95/6 Lương Định Của, Phường An Khánh, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh

Hotline: 0934.521.403 - 0906.949.101

Tư vấn nông nghiệp